Thỉnh thoảng nhà sản xuất cũng có một vài suy nghĩ “khó hiểu” khi đưa ra những lá bài Yu-Gi-Oh khiến các fan hâm mộ vô cùng đau đầu khi nghĩ về cách sử dụng cũng như về cách nhà sản xuất thiết kế chúng.
Nội Dung Bài Viết
6. Nghi thức Marshmallon
Đây là một lá bài sở hữu nhiều sức mạnh thần bí của Yugi Muto trong Duelist Kingdom là Magician of Black Chaos. Nó sở hữu một lượng sức mạnh vô cùng lớn, có thể nói sánh ngang tầm với Blue-Eyes White Dragon (Rồng trắng mắt xanh) – quái vật mạnh nhất từ trước đến nay về sức mạnh, nhưng khó triệu hồi hơn do nó là một Ritual Monster. Để triệu hồi được con bài đỉnh này bạn sẽ cần Black Magic Ritual nữa.
Việc khó triệu hồi là thế, nhưng mà thẻ Black Magic Ritual xuất hiện trong gói Premium còn bị sai tên trong khâu in ấn xuất xưởng. Phiên bản sai của Black Magic Ritual có tên gọi là Marshmallon. Đây không phải là từ không có nghĩa, nó chính là tên một con thú trong Yu-Gi-Oh! Việc in sai tên thì rõ ràng là tai hại rồi khi chẳng thể nào triệu hồi được Magician of Black Chaos.
7. Dragon Ice
Đây cũng tiếp tục là một trường hợp sai lầm hy hữu khi người chơi hoàn toàn có lợi. Dragon Ice là một Effect Monster có thể triệu hồi ngay khi ở trên tay mà không cần bất cứ thao tác nào khác. Phần văn bản trên lá bài nói rằng Dragon Ice có thể triệu hồi quái vật bất kì khi nào mà không cần thiết phải là quân bài có sẵn trên bàn. Thật may mắn, bởi phiên bản Dragon Ice phát hành trong Gladiator’s Assault được in với cái tên hoàn toàn khác: Super Vehicroid – Stealth Union. Nhờ vậy, bạn có thể có thêm một Dragon Ice khác cùng lúc ngay trên sân, và chỉ cần loại bỏ đi 1 quân bài có sẵn trên sàn để đổi lấy 2 Dragon Ice.
8. Lỗi chính tả trong The Prime Monarch
Những thẻ Monarch ám chỉ những quái vật cực kỳ đáng sợ trong game Yu-Gi-Oh! bởi chúng cho phép bạn tiêu diệt các thẻ bài khác trên sân khi được triệu hồi. Việc thẻ bài Monarch được nhà sản xuất tung ra kéo theo sự ra đời những thẻ hỗ trợ đầy quyền phép, dĩ nhiên trong số đó cần kể đến The Prime Monarch, triệu hồi lại 2 Monarch từ cõi chết và đưa chúng quay lại trận đấu.
Phiên bản của The Prime Monarch trong Emperor of Darkness: Structure Deck đã cho thấy không gì là không thể khi nhà sản xuất mắc một sai lầm chết người. Lỗi chính tả đến từ “crards” trong khi đáng lẽ ra phải là “cards”. Nhờ vậy thẻ bài này đã trở thành món hàng có giao dịch lớn giữa những bài thủ.
9. Dark Paladin
Khi những lá bài được Re-up hoặc tái bản lại, chúng sẽ mang một diện mạo mới. Dark Paladin cũng được thay đổi một chút về giao diện so với thời xuất bản cùng bộ bài Magician’s Force, nhưng vấn đề này lại nằm ở chỗ nhà sản xuất in nhầm giao diện lá bài.
Đối với bản in đầu, lá bài sử dụng hình ảnh của Dark Paladin trên thẻ khuyến mãi được tặng miễn phí cho người chơi khi mua Duel Master’s Guide. Sau khi nhận ra lỗi sai của mình, nhà sản xuất Yu-Gi-Oh! thời điểm đó đã phải tìm cách khắc phục bằng cách phát hành một phiên bản thay thế của thẻ bài này gửi đến người mua.
10. Khi người và rồng đổi chỗ cho nhau
Thẻ Elemental HERO Chaos Neos và Rainbow Dragon cũng không nằm ngoài ngoại lệ khi bị lỗi in ấn. Nhà sản xuất Yu-Gi-Oh! đã không nhận ra lỗi sai khi mắc cùng một lỗi này đến 2 lần. Lá bài Elemental HERO Chaos Neos được đến tay những người chơi trong bộ bài Gladiator’s Assault được in tên Rainbow Dragon. Còn Rainbow Dragon của Tactical Evolution thì lại in một hình khác đó là Elemental HERO Chaos Neos trên đó.