Rất nhiều người cho rằng cục bướu ở trên lưng lạc đà sẽ được dùng để dự trữ nước giúp cho chúng có thể tồn tại rất lâu ở môi trường khắc nghiệt như là sa mạc thế nhưng thực tế điều này lại hoàn toàn sai lầm. Vậy lạc đà trữ nước ở đâu? Lạc đà trữ nước chỗ nào trên cơ thể? Hãy cùng Victory8 đi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Lạc đà là 1 trong những loài động vật đặc biệt và thường sẽ được nhắc đến khi chúng ta nói về các sa mạc khô cằn ở trên Trái Đất. Lạc đà có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết cực kì khắc nghiệt ở nơi đây, đặc biệt chúng có thể sống hàng tuần liền tại nơi này mà không cần đến nước. Do đó từ ngày xa xưa, lạc đã đã được những đoàn thương buôn trên “Con đường tơ lụa” sử dụng rất nhiều trong những chuyến hành trình mà sẽ không sử dụng đến lừa hay ngựa.
Lạc đà không hề chảy mồ hôi và cũng sẽ mất rất ít nước ở trong quá trình bài tiết. Ngay cả ở chất lỏng trong mũi cũng sẽ được giữ lại thông qua 1 khe xuống miệng. Loài lạc đà có di chuyển trong 1 thời gian rất dài ở sa mạc, lúc ấy trọng lượng của nó sẽ được giảm đi khoảng 40%. Thế nhưng chủ yếu lạc đà vẫn sống được trên sa mạc rất lâu là nhờ vào cái bướu. Theo những thông tin ở trên mạng thì chúng ta vẫn thường nhầm lẫn và cho rằng bướu của lạc đà được dùng để trữ nước giúp chúng sống sót trên sa mạc. Thế nhưng điều đó hoàn toàn sai. Trên thực tế, bướu lạc đà chỉ chứa toàn mỡ. Vậy lạc đà trữ nước ở đâu?
Câu trả lời chính là nguồn nước được lưu trữ chính của chúng chính là dòng máu, nơi sẽ chứa gần 150 lít nước uống trong 1 lần được tích trữ.
Không giống như những loài động vật có vú khác sở hữu tế bào máu hình cầu, tế bào máu của loài lạc đà lại có cấu trúc hình bầu dục, chúng có thể dễ dàng trôi qua lại trong thành mạch cho dù bị mất nước, và do đó chúng có thể dễ dàng hấp thu được rất nhiều nước mà sẽ không bị đứt vỡ mạch máu.