Bắn súng, đánh lộn, chiến thuật… tất cả những thể loại ấy đều hội tụ lại trong một trò chơi. Nghe khá giống siêu phẩm Overwatch từng làm mưa làm bão trên thị trường. Tuy nhiên, thứ Victory8 muốn nhắc đến lại là Bleeding Edge. Không phủ nhận BE khá giống OW, tuy nhiên nó vẫn có những thứ độc quyền riêng biệt. Thế nhưng có vẻ ấn tượng đó lại không tốt đẹp cho lắm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tựa game này trong bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Bài Viết
Thông tin chung
Bleeding Edge là trò chơi hành động nhập vai mang yếu tố MOBA. Đây là sản phẩm của nhà phát triển Ninja Theory, hãng game của Anh quốc. Một số trò chơi nổi tiếng nhất của hãng là DmC: Devil May Cry, Hell Blade… Cơ mà đây đều là những sản phẩm hơi kén người chơi. Nhất là bản DmC: Devil May Cry được xem là bản khá tệ trong suốt series Devil May Cry. Đáng buồn thay, Bleeding Edge cũng tiếp bước đàn anh khi nhận về nhiều đánh giá thấp. Còn thấp như nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu qua phần gameplay nhé.
Trò chơi hướng tới chế độ online với các người chơi tranh đấu với nhau. Thể thức phổ biến là 5v5 với đủ loại bản đồ, điều kiện thắng. Hiện tại, tựa game hỗ trợ hai nền tảng là Xbox One và Windows. Đối với Xbox thì bạn sẽ được hỗ trợ nhắm bắn còn PC thì rõ ràng là không. Hiện tại, Steam đang bán sản phẩm với giá 250.000đ, khá hạt dẻ đối với tựa game được thiết kế chỉnh chu. Với đồ họa Unreal Engine 4, Bleeding Edge cũng yêu cầu đồ họa tương đối trên PC. Cụ thể:
- OS: Windows 7, 8, 10 64-bit.
- CPU: Intel i5 4430 / AMD FX 8350.
- RAM: 8GB.
- Đồ họa: Nvidia GTX 760 / AMD Radeon 7950.
- DirectX: Version 11.
- Kết nối băng thông rộng.
- Ổ cứng trống 15GB.
- Độ phân giải màn hình: 1280×720.
Bleeding Edge Gameplay
Bleeding Edge đưa người chơi khám phá thế giới bằng góc nhìn thứ ba. Theo phong cách MOBA nên người chơi sẽ được chọn tướng. Đương nhiên mỗi tướng sẽ có tạo hình, chỉ số, kỹ năng… hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, nhân vật trong Bleeding Edge khá ít ỏi, mới hơn chục đứa. Điều này khiến độ da dạng trong combat trở nên nghèo nàn, quay đi quay lại chỉ có từng ấy nhân hình. Các nhân vật được chia theo nhóm (class) như sát thủ, đấu sĩ và hỗ trợ. Mỗi class lại có đặc trưng riêng khá dễ nhận biết như lượng máu, tốc độ đánh, cận chiến, debuff…
Về kỹ năng, mỗi nhân vật có tổng 4 kỹ năng để sử dụng. Trong đó, Ultimate cần thời gian để sạc đầy trước khi dùng. Phụ thuộc vào class của nhân vật mà skill sẽ đặc trưng theo. Điển hình như Deamon có khả năng tàn hình, đánh choáng đối phương. Trong khi đó, Buttercup thì kiểu đấu sĩ băng bổ với lưỡi cưa máy, nhiều hiệu ứng khống chế đối phương. Vậy nên việc phối hợp đội hình là vô cùng cần thiết. Có như vậy combat mới toàn vẹn, người chơi phát huy được hết khả năng của tướng mình.
Điều gì khiến Bleeding Edge bị đánh giá thấp?
Được giới thiệu là MOBA game có tiết tấu nhanh nhưng kỳ thực không phải vậy. Bleeding Edge giảm sát thương gây ra khá nhiều với các đòn đánh dù là cận chiến hay tầm xa. Điều này có nghĩa là bạn không thể một phát ăn ngay đối phương như headshot, take down. Ngược lại, tất thảy mọi người phải lao vào xáp lá cà và cấu máu đối phương tụt từ từ. Vô tình thay game trở nên hỗn loạn, chả ai sợ đau cả mà cứ phi ào ào ra. Mất đi cái tính chiến thuật mà hầu như MOBA nào cũng chú trọng.
Điểm trừ thứ hai là số lượng nhân vật quá ít ỏi. Với tựa game quan trọng đặc trưng tướng thì đây là điểm trừ rất lớn. Người chơi sẽ nhanh chóng chán khi phải chơi đi chơi lại mấy nhân vật này. Chưa kể Bleeding Edge cũng không nhiều chế độ chơi mà chỉ casual thông thường. Việc nhẵn mặt tướng xong rồi còn đánh hoài không chết, kiểu máu thì nhiều nhưng damege bé tí (còn được buff hồi máu nữa). Nó khiến trải nghiệm game dài lê thê và hơi nhàm chán.
Trên đây là Bleeding Edge Review của Victory8 chúng mình. Tựa game MOBA không thực sự thành công lắm của Ninja Theory. Hi vọng tương lai thì nhà phát triển sẽ bổ sung thêm tướng này, thêm chế độ chơi này và điều chỉnh cơ chế gây sát thương. Nếu được nữa thì giảm giá (hoặc free luôn) thì quá tuyệt vời, điểm trừ sẽ ít đi trông thấy.