Những lá bài được thiết kế khó hiểu trong thế giới game bài Yu-Gi-Oh! (P1)
Game Thẻ Bài Yugi OH

Những lá bài được thiết kế khó hiểu trong thế giới game bài Yu-Gi-Oh! (P1)

Thỉnh thoảng nhà sản xuất cũng có một vài suy nghĩ “khó hiểu” khi đưa ra những lá bài Yu-Gi-Oh khiến các fan hâm mộ vô cùng đau đầu khi nghĩ về cách sử dụng cũng như về cách nhà sản xuất thiết kế chúng.

1. Counter Counter không có hiệu lực

Thẻ Counter Counter có biểu tượng khá đặc biệt khi trông giống như một mũi tên xoắn, đặc trưng của Counter Trap. Sự khác biệt giữa thẻ Counter Trap với Trap thường sẽ được chơi theo cách cơ bản đó là Counter Trap luôn đi trước. Một thẻ Counter Trap sẽ không thể bị thẻ bài nào khác tấn công ngoại trừ Counter Trap khác. Lí do đó đã tạo nên những thẻ bài Counter Trap là một trong những quân bài cực kỳ hữu dụng trong game.

Advertisement

Counter Counter là một Counter Trap được thiết kế đặc biệt để tiêu hủy những thẻ Counter Trap khác. Ở lần đầu phát hành, thẻ bài Counter Counter trong Evolution Evolution lại không có sở hữu biểu tượng Counter Trap, nên chúng ta có thể hiểu nó không hề hoạt động đúng với nguyên tắc của một thẻ Trap, vì nó không có khả năng ảnh hưởng đến các Counter Traps khác. Như vậy tính ra thẻ bài này hoàn toàn không có hiệu lực.

2. Kinetic Soldier

Góc trên cùng bên phải của mỗi thẻ bài Yu-Gi-Oh! có vòng tròn thể hiện hệ hoặc thuộc tính của lá bài. Nó có thể là một trong sáu hệ – Earth, Fire, Wind, Water, Light, và Dark. Phiên bản Kinetic Soldier Monster Card của Champion Pack: Game Four đã in không đúng với thuộc tính vốn có. Các Kinetic Soldier lẽ ra phải mang trong mình hệ Earth, nhưng ở đây lại in thành hệ Light.

3. Phiên bản tiếng Hàn của Neos Wiseman

Kể cả những người mới nhập môn bài Yu-Gi-Oh! cũng không quá khó khi muốn phân biệt các lá bài với nhau vì mỗi loại thẻ lại được đặc trưng bằng một màu sắc riêng, sẽ có nhiều màu sắc trong một bộ bài. Những bộ Yu-Gi-Oh! đầu sử dụng thẻ màu vàng cho quái thường, màu cam cho Effect Monster, xanh dương cho Ritual Monster, màu violet cho Fusion Monster, màu tím cho Trap Card và xanh lục cho Spell Card. Những bộ về sau sẽ thêm nhiều màu sắc khác, cụ thể là màu trắng cho loại bài Synchro Monster, màu đen cho Xyz Monster, và xanh đậm cho Link Monster.

Phiên bản tiếng Hàn của Neos Wiseman của Yu-Gi-Oh! là một phiên bản vô cùng hiếm hoi khi từng bị in sai màu. Neos Wiseman đáng lẽ màu cam, vì nó là một Effect Monster. Nhưng không hiểu sao của Neos Wiseman được in với nền màu tím violet, làm cho nó trông giống như một Monster Fusion.

4. Cuốn sách mà không có bút

Nhả sản xuất 4Kids Entertainment đã chỉnh sửa tương đối nhiều lần về nội dung của tựa phim Yu-Gi-Oh! trước khi anime này được phép phát sóng tại Mĩ. Game Yu-Gi-Oh! cũng phải “nhập gia tùy tục” giống như bộ phim, cũng phải sửa khá nhiều hợp với nền tôn giáo của  Mỹ, mặt khác để có thể phát hành trên thị trường Mỹ.

Càng về sau này, việc sửa đổi đã không còn quá quan trọng nữa vì những nhà sản xuất Yu-Gi-Oh! hiểu được rằng họ đang tạo ra một sản phẩm mang tầm quốc tế chứ không nhỏ lẻ ở bất kỳ quốc gia nào. Có lẽ đó là lý do chiếc bút lông đã biến mất khỏi Book of Secret Arts.

5. Một nguyên liệu triệu hồi không tồn tại chỉ vì dịch sai

Có một vấn đề phát sinh với thẻ Elemental HERO Wildedge, một trong những quái vật cần thiết để triệu hồi anh ta lại không tồn tại.