Picross S3 – Nhìn giống Sudoku nhưng không hẳn đâu
Game Tổng Hợp

Picross S3 – Nhìn giống Sudoku nhưng không hẳn đâu

Bạn đã quá chán với việc chơi game hành động chặt chém máu me và cảm thấy đánh mất một phần nhân tính. Bạn muốn tìm thứ gì đó vừa rèn luyện tư duy, vừa tăng sức quyến rũ của bản thân. Picross S3 chính là thứ mà bạn nên hướng tới, một trò chơi đậm mùi IQ. Với những ô vuông trắng đen (mặc định) nằm sát nhau cùng con số ngoài lề bên cạnh. Việc của người chơi là khám phá số lượng từng ô màu tương ứng con số. Sản phẩm quá thích hợp để rèn luyện trí thông minh mà bạn nên thử.

Picross S3 là gì?

Picross S3 là trò chơi thuộc thể loại giải đố đến từ Jupiter Corporation, Nhật Bản. Những câu đố trong game được thiết kế theo kiểu Oekaki Logic, một trò giải ô chữ được mã hóa bằng hình ảnh. Tức là khi điền đúng số lượng ô, bức tranh tổng thể hiện lên với hình ảnh nào đó, khá thú vị. Đây cũng là thể loại giải đố có lịch sử lâu đời của Nhật Bản. Cô Non Ishida đã sáng tạo nên trò chơi này năm 1970 và trở thành tựa game độc quyền của Nintendo Switch. Vì vậy, Picross S3 không xuất hiện trên bất kỳ nền tảng nào khác.

Advertisement

Game thủ thường nói Picross S3 như sự giao thoa giữa Sudoku và Minesweeper. Kiểu giải ô chữ theo con số đã được định sẵn theo hai chiều dọc và ngang. Cuối mỗi màn sẽ là hình ảnh được mã hóa trước đó. Mặc dù định dạng như vậy thì ảnh hiện lên hơi khó hình dung. Tuy nhiên nhìn xa thì cũng phần nào chấp nhận được (khuyến khích nên vậy. Picross S3 còn kết hợp với âm thanh đặc trưng của máy chơi game cổ điển. Nghe rất thân thuộc nhưng đã được phối lại cẩn thận nên vẫn rất hiện đại, không hề nhàm chán chút nào.

Picross S3 Gameplay

Giao diện của trò chơi khá sáng sủa, bố cục rõ ràng trên mặt phẳng. Nhìn góc cạnh được bo viền thẩm mĩ rất chỉnh chu nên vừa có chút cổ điển, vừa tương lai hiện đại. Picross S3 có khá nhiều chế độ Picross cho bạn lựa chọn. Đó có thể là Picross, Mega Picross, Color Picross, Clip Picross. Nhưng dù là phần nào, nhiệm vụ của bạn vẫn chỉ có một. Đó chính là giải mã ô vuông (hoặc chữ nhật) sao cho vừa y với con số được đặt bên cạnh. Kết thúc, hình ảnh của ô chữ hiện lên cùng với tên gọi của nó như Apple, Flag, Bud…

Picross S3 tăng dần độ khó sau mỗi màn chơi của bạn. Kiểu vừa vào ô chỉ tầm 5×5, nhưng về sau sẽ là 10×10 và hơn thế nữa. Con số bên cạnh ngang, dọc cũng vì thế mà khó hơn. Ví dụ: hàng ngang thứ 3 có hai số bên ngoài là 22 (trong giao diện 5×5) thì tức là bạn phải tô 2 ô màu đen, 2 ô màu trắng. Đồng thời giao của chúng với hàng dọc cũng sẽ có các con số. Do đó, bạn cần xem xét cả hai bên hàng để quyết định tô ô nào, bỏ ô nào. Nếu bạn đã chơi Sudoku hoặc các tựa tương tự thì sẽ nắm bắt nhanh thôi. Còn nếu chưa thì cũng vậy à, game hướng dẫn cụ thể mà, cứ làm theo là được, uy tín luôn.

Trải nghiệm game có khó lắm không?

Nếu bạn đã thông thạo luật và chơi một cách bình tĩnh, ngồi máy lạnh thì rõ ràng không có trở ngại nhiều lắm. Từng màn chơi được thiết kế với độ khó nhích dần nên bạn sẽ chinh phủ cả loại 10×10 lúc nào không biết. Màu của các ô cũng sẽ nhiều theo thay vì trắng đen cơ bản như ban đầu. Nhưng như thế thì hình ảnh được vẽ ra cũng sinh động hơn hẳn. Bảo đảm nhìn phát biết cái gì luôn, không phải nhìn tên gọi ở dưới.

Hình ảnh những ô vuông đơn giản nhưng tạo hiệu ứng khá mềm mượt, hiện đại. Tạo cảm giác không khô khan như xếp hình ngày xưa. Cộng với đó là nhạc nền rất được, nghe cứ cuốn cuốn kiểu gì ấy. Rõ ràng là thanh âm đơn giản nhưng lại ma lực vô cùng, nghe nhiều vẫn không bị nhàm. Do đó, bạn có thể chơi Picross S3 cả ngày mà không thấy buồn hay cô đơn. Trừ khi bạn chưa có người yêu hoặc không ai yêu bạn thôi.

Trên đây là Picross S3 Review của Victory8 chúng mình. Trò chơi giải đố đơn thuần của Nhật với lịch sử lâu đời. Đánh giá đây là tựa game thích hợp dành cho những bạn muốn khám phá IQ bản thân. Thử tài suy đoán, phản ứng nhanh, chụp màn hình thời gian giải đố để được mọi người công nhận.