Seraphine không chỉ là “Sona 4.0” mà còn là “Karma thứ 2” của Liên Minh huyền thoại.
Tại phiên bản 11.4, sức mạnh của Seraphine đã trở nên mạnh mẽ sau khi được Riot chỉnh sửa một chút sức mạnh. Từ một con bài ít được sử dụng, cho đến một con bài hot pick và xuất hiện nhiều trong những trận rank lẫn giải đấu lớn nhỏ của Liên Minh huyền thoại. Và giờ chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu sức mạnh của con bài này tại từng vị trí:
Nội Dung Bài Viết
1. Đường giữa
Tại đường giữa, Seraphine vẫn là một vị tướng gắn liên với món trang bị Bùa Nguyệt Thạch. Lối chơi chủ yếu là farm an toàn, kiểm soát lính để từ đó có thể đi gank những lane khác một cách dễ dàng hơn. Bởi sức mạnh của Seraphine chỉ được phát huy khi có những đồng đội xung quanh thì con bài này sẽ làm rất tốt khi có thể buff cho đồng đội liên tục những pha di chuyển nhanh cũng như khả hồi máu, vậy nên vị tướng này cách tốt nhất là không nên giao tranh với team địch trong tình trạng 1 vs 1.
Ngoài ra, vì Seraphine đường giữa và còn một tướng hỗ trợ khác nên đội hình cần những tướng dạng đấu sĩ (đường trên và đi rừng) vừa cứng cáp vừa có đôi chút sát thương như Irelia, Udyr – những vị tướng sống sót đủ lâu trong giao tranh để Seraphine còn được buff.
2. Đường dưới
Vượt qua mọi xạ thủ, Seraphine đang nắm giữ một tỷ thắng cao ngất ngưởng, ước tính rơi vào khoảng 58%, đến cả cặp đôi Seraphine + Senna mà không cần dùng đến xạ thủ cũng đang là một trong những cặp đôi có chiến thắng hơn tất cả những bộ đôi đường dưới nào khác.
Và vẫn giống như mọi khi, vai trò chính của Seraphine vẫn là buff và cần có khoảng cách để có thể gây sát thương, trang bị trấn phái đầu tiên chính là Bùa Nguyệt Thạch. Khi kết hợp với Senna, chỉ cần không bị trúng khống chế cứng liên tục thì bộ đôi này hoàn toàn có thể trụ đường rất tốt, kèm theo đó là khả năn farm mà không cần lo đến việc mất máu.
Vào lúc này thì Seraphine và Senna cần phải trao đổi chiêu thức qua lại với đối thủ, sau đó chờ đồng đội xuống gank để lấy điểm hạ gục. Ngoài ra, vì đội hình không có xạ thủ tại đường dưới nên đội hình này cần những vị tướng có khả năng đánh tay, gây sát thương dựa trên thời gian, cụ thể là Azir, Lucian, Irelia,… để bù đắp lại lượng sát thương đã bị thiếu hụt do thiếu ADC.
3. Hỗ trợ
Tại vị trí hỗ trợ, Seraphine vẫn là một vị trí ưa thích của con bài này, tỷ lệ chọn lên tới 42,3%, còn khi bắt cặp với Ashe thì tỉ lệ thắng của Seraphine đạt top 2 (chỉ kém Seraphine + Senna) với 55,03%. Lối chơi của con bài này vô cùng đơn giản, cấu rỉa máu và hồi phục, đương nhiên máu khá giấy nên cần tránh những pha dồn sát thương và khống chế, nên giữ một khoảng cách an toàn để tránh bị lên bảng đếm số (vì cả Seraphine và Ashe đều không có kỹ năng thoát thân, Ashe có kỹ năng Ulti tuy nhiên bắn gần chỉ có thể gây choáng 0,5 giây, từng ấy là không đủ để lùi về được).
Lúc này thì Seraphine sẽ được “là chính mình” với vị trí hỗ trợ, trong các giao tranh tổng với bộ kỹ năng của mình, dễ dàng bảo kê những người đồng đội của mình, bảo kê xạ thủ với các kỹ năng và những món trang bị hỗ trợ hiện tại đang tương tác khá tốt.
Vì Seraphine thường chơi ở vị trí phía sau đồng đội nên những phép bổ trợ dưới đây cực kỳ quan trọng, tùy theo mỗi trận đấu mà sẽ mang phép bổ trợ khác nhau, cụ thể là Hồi Máu, Kiệt Sức, Lá Chắn, Thanh Tẩy cùng với Tốc Biến.