Cách đây không lâu thì đã xuất hiện một trong những vấn đè vô cùng nan giải trong nền công nghiệp game giải trí nói chung và tựa game Liên Minh Huyền Thoại nói riêng, với việc các tuyển thủ đang cố gắng xây dựng cho mình một “mức giá” cao ngất ngưởng. Hay nói cách khác là việc tự định giá bản thân cũng không ít những vấn đề phát sinh sau đó mà người chơi gặp phải, chứ không hoàn toàn là có lợi cho game thủ.
Có lẽ đã rất lâu rồi, cộng đồng LMHT mới được chứng kiến một kỳ chuyển nhượng với nhiều bất ngờ và biến động như ở thời điểm hiện tại. Có khá nhiều vấn đề khiến cho người xem phải bất ngờ khi có những tuyển thủ chuyên nghiệp lại quyết định xuống chơi ở giải hạng 2 trong khi đã từng là kì cựu trong làng hay việc Nuguri quyết định nghỉ ngơi… Hoặc có đội tuyển sau một đêm đã bốc hơi khỏi bản đồ như FPX, hoặc lại có những drama không đáng có như Canna và T1 tố nhau về các vấn đề nội bộ,…
Ấy vậy nhưng, có một thực tế chính là: một trong những lý do khiến kỳ chuyển nhượng cuối mùa giải 2021 ghi nhận nhiều bất ngờ như vậy, cũng như nhiều drama như vậy, một phần đến từ sự bất cập trong giá trị của các tuyển thủ. Cựu sao SKT T1 – Wolf cách đây ít lâu đã thẳng thắn khẳng định: “Mức lương của các tuyển thủ thuộc các đội LCK bây giờ đã tăng gần như gấp 5 lần so với hồi 4 năm trước. Khi tôi nghe về mức lương đó, tôi đã nghĩ là liệu con số đó có hợp lý không, dĩ nhiên là trừ Faker. Tôi nghĩ họ đã đi đến giới hạn rồi đấy. Nhưng có vẻ như Riot vẫn không muốn can thiệp thì phải.” Cho ai chưa biết, khi còn thi đấu, Wolf là một trong những tuyển thủ được trả lương cao nhất.
Lấy ví dụ, như chính trường hợp của Faker là một trong những tuyển thủ đắt giá nhất thời điểm hiện tại. Việc thừa nhận quá trình đàm phán hợp đồng với Faker từng có lúc gặp trục trặc, CEO T1 Joe Marsh cũng ngầm thừa nhận sự thật về chuyện Team SoloMid đề nghị Faker với một số tiền “cực khủng” (có thể đúng như lời đồn là 40 triệu USD/3 năm). Những thật đáng tiếc khi Faker vẫn quyết định ở lại mái nhà của mình phát triển, nếu như Faker có một cái gật đầu thì đây sẽ là bản hợp đồng đắt giá nhất mọi thời đại. Rồi như trường hợp của Knight bên LPL, không chỉ đề nghị một mức lương vượt trần khiến Riot Trung Quốc phải “ra tay” mà đội tuyển Bilibili Gaming còn tranh thủ “đi đêm” để “chốt sổ” Knight. Và nếu Riot Trung Quốc không ngăn chặn, có thể đã có một “bom tấn” nữa khiến cộng đồng LMHT sửng sốt.
Nhưng nếu BLG vốn được sở hữu bởi tập đoàn truyền thông hàng đầu Trung Quốc – Bilibili, còn Faker là biểu tượng của nền LMHT và để sở hữu một biểu tượng thì giá tiền bao nhiêu cũng có thể là không đủ, thì một số tuyển thủ khác, như Canna chẳng hạn, cũng đã có mức giá rất cao ở hiện tại. Chẳng thế mà, DWG KIA sẵn sàng trả một giá cực “khủng”, đủ để khiến Canna muốn sang DK cho bằng được. Dĩ nhiên, thương vụ này cũng không thành và Canna giờ là người của Nongshim RedForce.
Ấy là chưa kể, các đội tuyển cũng muốn những tuyển thủ mình phải thật được giá trên thị trường chuyển nhượng. Không riêng ở LCK, một số khu vực khác như LEC, LCS, LPL cũng có tình trạng “thổi phồng giá” so với giá trị thực. Mới đây, BLV nổi tiếng Azael đã khẳng định: “Việc tự định giá bản thân quá cao cũng là một trở ngại khiến cho họ không thể khoác lên chiếc áo mới và bắt đầu mùa giải tiếp theo như những đồng nghiệp khác. Hãy nhìn Jensen hay Nisqy xem. Rõ ràng là trình độ của họ phải nằm ở top những người giỏi nhất, nhưng rồi bây giờ họ thất nghiệp. Những các mà khu vực LPL đang làm, bằng việc không thể giữ cho đội hình ổn định, và mỗi mùa chuyển nhượng là một lần xem những điều mới, những đội tuyển, những nhà tải trợ có thể phô trương khả năng chạy đua với đồng tiền, ai nhiều tiền người đó thắng.”