Kể từ khi VCS đã không còn có thể tham dự vào những giải đấu lớn trong khuôn khổ thế giới, vì những lý do khách quan đã khiến cho GAM – đội tuyển đại diện cho VCS không thể tham dự giải MSI mùa hè vừa qua đã khiến cho khu vực VCS ít nhiều cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Với việc dịch bệnh đang có phần khó kiểm soát, VCS đã bỏ lỡ một giải đấu chung kết MSI vừa qua, nhưng vào thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn đang trong tình trạng có thể sẽ bỏ lỡ tiếp giải đấu chung kết thế giới vào đầu năm 2022, do VCS hiện tại đang tạm hoãn và vẫn chưa thể thi đấu.
Bước sang năm 2019, với việc Phong Vũ Buffalo thành công vượt qua vòng Play-in tại MSI 2019, VCS tiếp tục nhận được sự ưu ái từ Riot, khi tăng số lượng slot tham dự CKTG lên 2, một đại diện vào thẳng vòng bảng và một đại diện tham dự Play-in. Lúc này, vị thế của VCS đã được nâng tầm hoàn toàn, sánh vai với 5 khu vực lớn khác là LCK, LPL, LCS, LEC và PCS.
Tuy vậy, không phải ngẫu nhiên mà cho đến hiện tại, đã gần 4 năm trôi qua, người hâm mộ quốc tế lại chẳng có thêm bất kỳ ấn tượng sâu đậm nào về “khu vực lớn thứ 6” này, ngoại trừ ánh hào quang của GAM 2017 trong quá khứ. Vậy rốt cuộc, điều gì đã xảy ra với VCS trong suốt giai đoạn 2018 – 2021, với tư cách một khu vực độc lập?
Nội Dung Bài Viết
1. Thành tích quốc tế ngày càng thụt lùi
Nếu không tính 3 giải đấu quốc tế gần nhất mà VCS không thể góp mặt (MSI 2020 bị hủy, CKTG 2020, MSI 2021 không thể tham dự), thì so với MSI 2017 và CKTG 2017, các đại diện VCS thể hiện thành tích trên cách đấu trường quốc tế chưa thật sự ấn tượng. điều này khiến cho chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ và không hề được nhiều giới báo chí nhắc đến trong suốt khoảng thời gian dài.
Đội có thành tích tốt nhất tại một giải đấu cấp thế giới là GAM Esports ở MSI 2017, với 3 ván thắng. Và đây cũng là đội tuyển có thành tích tốt nhất trong khi có thể chạm tới được Tứ kết sau loạt trận tie-break. Nhưng cũng là bước đệm để người Việt có hi vọng nhiều hơn vào các giải đấu Quốc tế.
Nhưng rồi, ở các giải đấu MSI 2018, CKTG 2018, MSI 2019, CKTG 2019 sau đó, các đại diện của Việt Nam lại không thể thực hiện được ước mơ xưng bá toàn cầu. Thậm chí tại CKTG 2019, GAM đã bị loại quá sớm với thành tích 1-5, điều này cho thấy rằng VCS vẫn còn cách trình độ của Thế giới một khoảng rất xa.
2. Ngập ngụa trong drama
Không để lại thêm bất kỳ dấu ấn nào trên đấu trường chuyên nghiệp, thậm chí không góp mặt ở 3 giải đấu gần nhất, nhưng rốt cuộc, tất cả chúng ta chỉ có thể nhắc về VCS như một cái tên đầy bê bối, khi liên tục trong năm 2021 là những vụ lùm xùm được lôi ra để bàn tán.
Liên tiếp là những án phạt liên quan đến hành vi ứng xử, vi phạm hợp đồng, gian lận, tham gia cá độ, khiến VCS đã không còn vị thế của mình, mà là một sự nhức nhối trong nền công nghiệp Liên Minh Huyền Thoại. SofM quả thực là niềm tự hào của Esports Việt Nam, nhưng nhìn cái cách mà người hâm mộ trong nước – Nơi sở hữu giải đấu nằm trong top 6 thế giới, chỉ còn biết bấu víu vào duy nhất một tuyển thủ đã xa nhà ngót 5 năm để tìm kiếm niềm vui chiến thắng, thì bảo sao không chua xót.
3. Câu hỏi lớn về trách nhiệm của Nhà phát hành
Liên Minh Huyền Thoại từng được ví như tựa game quốc dân của Việt Nam khi chúng ta có thể bắt gặp người người nhà nhà đều chơi game này, nhưng trái ngược với lẽ đó, Garena lại trở thành nhà phát hành ghẻ lạnh. Dù có muốn lấp liếm đến đâu đi nữa thì việc hệ thống giải đấu chuyên nghiệp VCS không còn được chăm chút như trước, mọi thứ đều diễn ra cẩu thả và chậm chạp, thậm chí dẫn đến “đóng băng” vô thời hạn như hiện tại.