Việc xóa bỏ hệ thống Bảng và Ngọc Bổ Trợ có phải là quyết định đúng đắn?
Tin Games

Việc xóa bỏ hệ thống Bảng và Ngọc Bổ Trợ có phải là quyết định đúng đắn?

Dù Bảng Bổ Trợ và Ngọc Bổ Trợ đã là một trong những yếu tố gắn liền với biết bao thế hệ game thủ trong suốt thời gian từ khi ra mắt đến nam 2015, nhưng việc xóa đi cũng là một quyết định hợp lý từ phía Riot.

Có một định nghĩa gọi là “hiệu ứng cánh bướm”, nói nôm na tức là khi thực hiện bất kỳ một sự thay đổi nào, dù nhỏ, thì kết quả hoặc hậu quả mà nó mang lại đều sẽ vô cùng lớn. Trong Liên Minh Huyền Thoại, hiệu ứng này càng rõ rệt khi chỉ cần một chút chỉnh sửa chỉ số vô cùng nhỏ, đôi khi chỉ là tăng hoặc giảm 3 đơn vị cũng đủ khiến một vị tướng trở nên hot hoặc ngược lại, biến mất hoàn toàn khỏi meta. Lấy ví dụ, ở bản 11.16, Riot giảm sát thương cơ bản của Xin Zhao từ 66 -> 63 và ngay lập tức, vị tướng này tụt 18 bậc trên bảng tỷ lệ thắng.

Advertisement

Đối với những game thủ đã gắn bó với Liên Minh Huyền Thoại từ những ngày đầu, ai cũng đã từng trải qua những chỉnh sửa không mấy thành công của Riot, nhưng điều mà Riot đã làm đúng đắng nhất từ trước đến nay chính là việc xóa đi bảng ngọc bổ trợ. Thay đổi này như một cuộc cách mạng mới đến Liên Minh Huyền Thoại khi nó đã đánh dấu bước đầu tiên để thay đổi hoàn toàn lối chơi trong tựa game này.

Đối với game thủ Liên Minh Huyền Thoại Việt, đã từng có một thứ không thể thiếu được trong game, đó chính là việc cày IP để mua được những viên ngọc giá trị như: ngọc đỏ, ngọc tím, ngọc xanh và ngọc vàng. Chúng cũng chính là màu sắc sau này được áp dụng cho bảng Ngọc Bổ Trợ hiện tại nhưng ngày xưa, chúng không đơn giản như vậy.

Ngày xưa, game thủ muốn nâng cấp cho các trang Ngọc của mình thì có thể sử dụng IP (Influence Point – dịch nôm na là Điểm Danh Vọng) tích lũy được sau mỗi trận thắng để mua cho mình Ngọc Bổ Trợ hoặc trang ngọc. Việc này có thể xảy ra vấn đề chính là những người chơi lâu hơn sẽ có lợi hơn những người chơi mới, bởi trong các chế độ đấu thường thì việc mỗi người chơi gặp nhau là random, chứ không tính theo xếp hạng, điều đó có thể bạn không có sức mạnh công kích nhưng đối thủ đã có 22 sức mạnh công kích rồi. Lý do đơn giản: anh ta đã mua rất nhiều Ngọc Bổ Trợ và trang ngọc nhờ thời gian “cày” IP của mình.

Đối với việc các game thủ thường ưa thích lối chơi tấn công dồn dập, nên việc họ ưu tiên cho những loại ngọc cung cấp chỉ số sát thương (SMCK và SMPT) là chuyện bình thường. Điều đáng nói ở đây là, game thủ sẽ nghĩ gì, khi họ vừa mang một Xạ Thủ máu giấy chậm chạp (Ashe, Jhin chẳng hạn) ra lane và ngay lập tức gặp một Jinx hoặc Caitlyn với SMCK rơi vào khoảng 21.69 ở level 1? Dĩ nhiên không có đối thủ nào muốn build ngọc theo hướng max sức mạnh công kích, nhưng việc này để nói lên rằng sự công bằng ở đây là không có khi bắt tất cả đều xuất phát với một ngưỡng sức mạnh không đồng đều nhau. Với việc dồn hết ngọc sức mạnh, Jhin hoàn toàn có thể bắn 4 viên để tiễn Ashe về bệ đá cổ. Dĩ nhiên không có ai  muốn như vậy, ngay cả Riot cũng không muốn chuyện này xảy ra.

Bên cạnh Ngọc Bổ Trợ, còn có Bảng Bổ Trợ cũng là một yếu tố quen thuộc với người chơi, cụ thể là những cụm từ Ý Chỉ Thần Sấm, Cuồng Huyết Chiến Tướng… Những cái tên này sau này đều được thay đổi, chỉnh sửa và trở thành bảng Ngọc Bổ Trợ mới hiện tại với những cái tên mới: Kiên Định, Áp Đảo, Pháp Thuật và Chuẩn Xác. Nhưng việc chỉnh sửa lại bảng bổ trợ giúp cho người chơi có một cái nhìn trực quan hơn những bảng bổ trợ ban đầu.